Nguồn gốc của hạt điều là từ vùng Đông Bắc Brazil. Vào thế kỷ 16 cây được người Bồ mang sang châu Á và châu Âu. Cây điều ban đầu được trồng với mục đích chống xói mòn đất. Tuy nhiên hiện nay cây điều không chỉ được trồng để lấy hạt mà các bộ phận khác cũng mang lại nhiều lợi ích. Nguồn gốc của hạt điều là từ vùng Đông Bắc Brazil.
Xuất xứ, nguồn gốc của hạt điều là từ vùng Đông Bắc Brazil
Theo mình được biết thì xuất xứ ban đầu của cây điều là từ Brazil. Cây mọc hoang dại trên các bãi biển và một số vùng đất hoang. Người thổ dân Tupi ở Brazil đã quan sát cách khỉ Capuchin ăn hạt điều. Loài khỉ thầy tu này đã dùng đá để đập bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài và chỉ ăn phần nhân bên trong.
người thổ dân Tupi đã xem cách khỉ capuchin đập vỏ hạt điều để lấy nhân ăn. Vì vậy phải nói chính xác là Nguồn gốc của hạt điều là từ…khỉ capuchin
Khi thấy người thô dân Tupi ăn hạt điều người Bồ Đào Nha đã nhận ra tiềm năng to lớn của loại hạt này. Mặc dù trước đây ho chỉ dùng quả điều để làm đồ uống có cồn.
Nguồn gốc của cái tên đào lộn hột
Từ “đào lộn hột” dùng để mô tả hình dáng đặc biệt của hạt điều. “Hạt” thay vì nằm ở bên trong ruột như những loại quả khác thì lại mọc ở dưới cuống. Nếu nhìn sơ qua thì nhiều bạn sẽ hình dung ra cái đuôi của “trái” điều. Do phần trái điều thường có vị chát nên hạt điều thường được bán riêng lẻ với nhân đã được bóc tách lớp vỏ bên ngoài.
Vì được trồng ở nhiều nơi mà thuật ngữ hạt điều thường có chung nguồn gốc. Hạt điều tiếng thổ dân Tupi là acaju, nghĩa là hạt. Tiếng Bồ Đào Nha là caju, tiếng Anh là cashew.
Một vài điểm hấp dẫn về vỏ và nhựa phenolic của hạt điều
Vỏ hạt điều gồm 2 lớp nằm phía bên ngoài nhân. Giữa 2 lớp vỏ này có chứa nhựa phenolic gây dị ứng, chỉ cần chạm vào da thì sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhựa phenolic có liên hệ với dầu urushiol. Một chất độc cũng được tìm thấy trong cây thường xuân.
Cây điều vươn xa so với nguồn gốc ban đầu của nó.
Từ thế kỷ 16, người Bồ đã mang cây điều đến trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số nước Đông Phi. Cây điều được trồng ở các nước vùng nhiệt đới trong khoảng vĩ tuyến từ 30 độ Bắc đến 30 độ Nam. Có thể kể đến Ấn Độ, Mozambich, Brazil, Malaysia, Sri Lanca, Phillipines, Tanzania, Nigeria hay Kenya.
Cây hạt điều – Một phần không thể thiếu của văn hóa Ấn Độ.
hạt điều được người Bồ Đào Nha mang đến Goa, Ấn Độ. Từ đây hạt điều đã trở thành một phần văn hóa ở đây.
Sau khi đã biết cách ăn hạt điều, người Bồ đã mang chúng đến Ấn Độ vào khoảng năm 1560. Ấn Độ quả thực có thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây điều. Người dân nơi đây cũng nhanh chóng nhận ra những lợi ích to lớn của cây điều như chữa lành vết thương. Hạt điều chính thức trở thành sản phẩm quốc dân vào năm 1941 ở Ấn Độ.
Cây điều đặt chân tới Mỹ
Năm 1905 hạt điều chính thức đặt chân đến xứ cờ hoa. Tuy nhiên chúng chỉ thật sự phổ biến vào giữa thập niên 20. Đó là khi General Food Corporation bắt đầu nhập nhiều hạt điều nhân tới Mỹ và châu Âu. Ấn Độ định kỳ hằng năm đã xuất khẩu 20.000 tấn hạt điều tươi nhân trắng tới Mỹ.
Lịch sử cây điều ở Việt Nam
Nếu nguồn gốc của hạt điều là ở Brazil và được mang đi sang Ấn Độ thì chính người Bồ cũng mang sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Năm 1895 bác sĩ Yersin lập trang trại chăn nuôi Suối Dầu ở huyện Cam Lâm. Ở đây, ông đã thử trồng nhiều loại cây trong đó có cây điều.
Để góp phần phát triển kinh tế cho người dân di cư từ miền Bắc và miền Trung vào tỉnh Phước Long. Chính quyền chế độ cũ đã khuyến khích người dân trồng cây điều. Tiếc rằng do chưa hiểu được hết giá trị nên cây điều vẫn chưa thực sự phát triển.
Sau năm 1975 khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng. Chính quyền có chính sách phát triển cây điều ở Phước Long (tỉnh Bình Phước sau này). Mục đích là để bà con dân tộc định canh, định cư tránh tập quán du canh, du cư lâu đời.
Mình hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc của hạt điều. Một số bài viết khác có thể bạn quan tâm tên webiste của mình, nên hãy theo dõi nhé!