Củ sen là một loại củ có nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ của con người. Đây là một loại củ được xem giống như một loại dược phẩm quý giá. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu loại củ này nhé.
Củ sen là gì?
Củ sen là phần thân rễ của cây sen phình, tạo thành củ. Tên khoa học của củ sen là Rhizoma Nelumbinis, thuộc họ sen. Đây là một loại cây mọc dưới nước, phần thân rễ chính là điểm giúp cho loài cây này sống dai hơn, và còn được gọi là ngó sen.
Ngó sen màu trắng, có tiết diện hơi tròn, khía dọc màu nâu, phần ngọn hình chóp nhọn. Có thể thấy, cây hoa sen có nhiều bộ phận với chức năng vô cùng hữu hiệu đối với sức khoẻ của con người.
Các giá trị dinh dưỡng có trong củ sen
Bên trong loại củ này có chứa rất ít calo và hoàn toàn không có thành phần cholesterol. Với hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng đa dạng, bao gồm nhiều nhóm vitamin A, vitamin B, khoáng chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho cơ thể con người. Cho dù là củ tươi sống hay đã qua chế biến thì đều chứa những thành phần dinh dưỡng vô cùng dồi dào.
Đối với mỗi 100g củ sen tươi sống thì chứa:
- 1.58g protein
- 1.07g chất béo
- 16g carbohydrate
- 3.1g chất xơ
Đối với mỗi 100g củ sen luộc chín thì chứa:
- 363 mg kali
- 26mg canxi
- 0.9mg sắt
- 27.4mg vitamin C
- 0.127mg thiamin
- 0.01mg riboflavin
- 0.3mg niacin
- 0.302mg axit pantothenic
- 0.218mg vitamin B
- 25.4mg choline
Công dụng của củ sen
Củ sen là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cho dù là sen sống hay là đã chín thì nó cũng cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Dưới đây sẽ là một số công dụng phổ biến của loại củ này mà không phải ai cũng biết, hãy để chúng tôi liệt kê một vài công dụng của loại củ này đã được kiểm chứng.
Củ sen hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Kali là một chất rất cần thiết cho việc bảo vệ tim mạch, nếu thiếu kali thì có thể gây yếu cơ, nhịp tim không đều từ đó khiến cho người ta dễ buồn nôn và tâm trạng không ổn định. Dù là sống hay chín thì củ sen cũng cung cấp một lượng kali dồi dào giúp điều hoà nhịp tim ổn định. Bên cạnh đó hàm lượng folate và vitamin C là những khoáng chất cần thiết cho sự ổn định tuần hoàn máu và góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Điều hoà huyết áp
Ngoài ra hàm lượng kali trong củ sen còn có tác dụng điều hoà huyết áp. Loại chất này giúp hỗ trợ giãn mạch, giữ cho các mạch máu luôn được thư gián, tăng khả năng lưu lượng máu giảm áp lực cho tim. Nhờ vậy mà giúp cho huyết áp được ổn định hơn và cũng giảm nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến huyết áp, đặc biệt là các bệnh về tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong củ có rất nhiều vitamin nhóm C, công dụng của nhóm vitamin này rất hiệu quả trong việc chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp kích thích sản xuất bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hoàn hảo và mạnh mẽ. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày đạt kết quả tốt.
Củ sen bảo vệ gan
Bên trong củ này có các hợp chất polyphenolic, hợp chất này có khả năng bảo vệ các chức năng của gan. Nó còn giúp ngăn chặn viêm tại bộ thể hiện gen, và tăng hóc môn adiponectin và bảo vệ lá gan. Những người thường xuyên sử dụng rượu bia nên bổ sung loại củ này vào thực đơn để có thể giảm bớt độc tố tích tụ trong gan và hạn chế tỉ lệ bị ung thư gan do rượu bia.
Hỗ trợ giảm viêm
Củ sen khi lên men sẽ có chứa axit béo linoleic, điều này sẽ giảm các phản ứng viêm cấp tính trong cơ thể như viêm gan cấp tính và các bệnh tự miễn dịch. Đặc tính của axit béo này là làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể, giảm cảm giác khó chịu, sưng, phù nề ở vị trí viêm.
Lưu thông máu
Đồng và sắt có trong củ sen giúp kích thích sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu. Đồng thời điều này cũng hỗ trợ điều hoà lưu thông máu và từ đó giảm nguy cơ thiếu máu, giúp tránh được bệnh nhồi máu cơ tim.
Hỗ trợ phát triển trí não
Vitamin nhóm B có trong củ sen có giá trị cao bao gồm vitamin B6 (pyridoxine), vitamin B9 (folate), vitamin B3 (niacin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B5 (axit pantothenic) và vitamin B1 (thiamin). Đặt biệt là vitamin B6 (có tên gọi pyridoxine) giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp hoá chất thần kinh trong não bộ con người. Điều này giúp kiểm soát trạng thái khó chịu thần kinh, đau đầu và giúp não bộ phát triển tốt hơn.
Cải thiện sức khoẻ mắt và da
Ngoài vitamin nhóm B thì củ sen cũng cung cấp vitamin nhóm A, nhóm vitamin này giúp tăng khả năng chống oxy hóa cho mọi người, đặc biệt đối với những chị em phụ nữ. Đồng thời cũng ngăn ngừa thoái hóa và giúp cải thiện sức khỏe thị lực. Ngoài ra còn có tác dụng tăng tốc độ xử lý vết thương giúp vết thương mau lành cả với tình trạng da viêm nhiễm.
Có lợi đối với hệ tiêu hoá
Củ sen có chứa một hàm lượng chất xơ dồi dào, và lợi ích của chất xơ là giúp tăng cường cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra còn có khả năng ngăn ngừa ung thư đường ruột nhờ vào các chất xơ không hòa tan được, chúng sẽ làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường ruột, từ dó giảm thời gian tích tụ chất độc trong cơ thể.
Bên cạnh đó các chất xơ còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, giúp điều hoà đường ruột bằng cách tạo ra phân mềm ra. Chất xơ đã hoà tan còn giúp giảm cholesterol và hạn chế nguy cơ bị bệnh tim. Ngoài ra nó còn có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời cũng giúp giữ cho lượng đường trong máu không tăng nhanh.
Những điều cần lưu ý
Bên cạnh những công dụng thì sử dụng loại củ này cũng cần lưu ý để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc để có thể sử dụng các công dụng của loại củ này một cách hiệu quả nhất có thể.
- Đầu tiên, chứa lượng tinh bột lớn, vì vậy không dành cho những người có bệnh tiểu đường.
- Đây là một loại củ có tính giải nhiệt nên không phù hợp với những người bị lạnh bụng, tiêu chảy.
- Trong củ này có nhiều chất sắt, nếu dùng chảo nấu thì sẽ làm cho củ này bị thâm đen. Chỉ nên sử dụng nồi sứ hoặc inox để chế biến.
- Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng vì bên loại củ này có tính lạnh, không phù hợp với các mẹ bầu, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Chúng ta cũng không nên ăn củ sen với đậu nành, vì xenlulo của nó sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt từ đậu nành của cơ thể con người.
- Ngoài ra chúng ta cũng không nên ăn kèm với gan động vật
- Khi chế biến củ sen, cần phải làm thật kỹ để tránh bị nhiễm các loại ký sinh trùng nguy hiểm vì nó sống ở khu vực bùn lầy.
- Nếu vô tình bị nhiễm trùng lát gừng sẽ có các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, khó tiêu, đi ngoài nhiều. Vì vậy cần nấu chín củ này trước khi ăn.
Có thể bạn chưa biết:
- Hạt óc chó – Lợi ích, cách chế biến, lưu ý trước khi dùng
- Tinh bột là gì? Tại sao tinh bột cần thiết cho sức khỏe?
Trên đây là khái niệm, các giá trị dinh dưỡng và một số công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng củ sen. Với những lưu ý trên, hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thể sử dụng đúng cách để có thể tận hưởng trọn vẹn công dụng của loại củ này mang lại. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết chia sẻ về loại thực phẩm khác cũng có những công dụng tuyệt vời như vậy trong thời gian sớm nhất có thể.