dinhduongmoingay.net
  • Cẩm nang dinh dưỡng
  • Kiến thức dinh dưỡng
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Thực đơn mỗi ngày
  • Góc chia sẻ
No Result
View All Result
dinhduongmoingay.net
No Result
View All Result
Home Cẩm nang dinh dưỡng

Lưu ý khi nấu cháo cho bé 8 tháng mẹ không nên bỏ qua

Tháng mười một 11, 2022
in Cẩm nang dinh dưỡng
161 3

Khi trẻ bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của bé. Ở giai đoạn này, con sẽ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ. Món cháo dinh dưỡng là một món ăn được hầu hết các bà mẹ lựa chọn cho con vì đây là món ăn ngon, mềm, dễ ăn lại vô cùng bổ dưỡng. Dưới đây là những lưu ý khi nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi mà mẹ nào cũng cần biết để món ăn này có thể cung cấp dưỡng chất đầy đủ nhất cho bé.

 1. Vì sao món cháo lại phù hợp với trẻ nhỏ?

Cháo là món ăn được kết hợp giữa gạo và những nguyên liệu lành mạnh, nhiều dinh dưỡng khác. Nó chính là lựa chọn của hầu hết các bậc phụ huynh dành cho con nhỏ đang ở giai đoạn 8 tháng tuổi. 

Related posts

Dinh dưỡng có trong hạt đác

Đặc điểm của hạt đác: Hạt đác có tốt như bạn biết?

Tháng 3 7, 2023
Tầm quan trọng của dinh dưỡng có trong hạt đác

Dinh dưỡng có trong hạt đác đối với sức khỏe con người

Tháng 3 7, 2023

Ưu điểm lớn nhất của các món cháo là mềm và dễ tiêu hóa. Khi bé chưa thể nhai được thì những món ăn mềm là ưu tiên hàng đầu. Món cháo cũng là một món ăn rất dễ chế biến. Thậm chí mẹ có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện rất tiện lợi. 

Từ các nguyên liệu đa dạng phong phú, mẹ có thể chế biến thành nhiều món cháo khác nhau cho con. Thành phần của cháo có thể bao gồm gạo tẻ cùng với nhiều thực phẩm tươi ngon khác như thịt, cá, trứng, các loại rau xanh được thái, nghiền nhỏ, cà rốt nghiền nhỏ,… và rất nhiều loại thực phẩm khác. 

Chính vì thế, món cháo có chứa rất nhiều dinh dưỡng và phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cháo cũng có thể cung cấp cho trẻ lượng carbohydrate cần thiết, từ đó tạo năng lượng, giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng của các món ăn bổ sung. 

Vì sao món cháo lại phù hợp với trẻ nhỏ?
Vì sao món cháo lại phù hợp với trẻ nhỏ?

2. Lưu ý khi nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã biết ăn nhiều loại thức ăn hơn, đã thích nghi tốt với chế độ ăn dặm. Vì thế, mẹ có thể lựa chọn đa dạng thực phẩm để bổ sung trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ chủ quan, mẹ cần tìm hiểu và cần lưu ý khi nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi như sau: 

 Không nên chỉ dùng nước hầm xương – Lưu ý khi nấu cháo cho bé

Rất nhiều ông bố bà mẹ là “fan hâm mộ” của nước xương hầm. Họ quan niệm, chất dinh dưỡng được tiết ra từ nước xương, vì thế nước xương hầm rất tốt cho trẻ và chỉ cần lấy nước xương hầm nấu chung với gạo tẻ thì trẻ đã có một món cháo chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Nước xương có ưu điểm là tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ nhưng lại chứa rất ít canxi và dù mẹ có hầm xương lâu đến mấy thì chất dinh dưỡng vẫn ở trong thịt xương. Hơn nữa, tủy xương có chứa nhiều chất béo động vật khiến trẻ dưới 1 tuổi rất khó hấp thu. Đáng lo ngại hơn, nếu ăn quá nhiều nước xương hầm, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế khi nấu cháo cho bé, mẹ không nên chỉ lạm dụng nước xương hầm mà cần bổ sung cho con nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Thời điểm tốt nhất để trẻ hấp thụ nước xương hầm là khoảng 3 tuổi trở lên. 

Lưu ý khi nấu cháo cho bé
Lưu ý khi nấu cháo cho bé

Nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng khó tiêu, táo bón. Mẹ nên nấu cháo với một số loại rau củ như cà rốt, củ cải, rau ngót,… Nhưng bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, ở thời điểm 8 tháng tuổi, bé thường chỉ mọc rất ít răng và răng của trẻ chưa chắc, vì thế, cha mẹ cần xay nhỏ các loại rau củ, sau đó mới đem nấu cùng cháo cho trẻ ăn. 

Bổ sung chất béo từ thực vật – Lưu ý khi nấu cháo cho bé

Những chất béo từ động vật không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên lựa chọn chất béo từ thực vật để con được hấp thu một cách dễ dàng hơn. Mẹo nhỏ cho mẹ là khi nấu cháo, hãy thêm một lượng nhỏ từ dầu thực vật, chẳng hạn như dầu mè, đậu nành hay dầu oliu.

Tỷ lệ loãng và đặc cần cân xứng

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn học nhai, khả năng nhau còn nhiều hạn chế, bé thường chỉ có phản xạ nuốt. Vì thế, khi nấu cháo cho con, mẹ cần lưu ý, nấu cháo loãng, không nên nấu đặc để giúp trẻ dễ nhai và nuốt. Mẹ quan sát và cảm nhận, nếu con nhai tốt hơn thì bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đặc hơn. 

Nên cho trẻ ăn nhạt – Lưu ý khi nấu cháo cho bé

Ở giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 2 đến 3 bữa cháo mỗi ngày. Mẹ lưu ý không để cháo qua đêm hoặc bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ nên nấu và cho trẻ ăn trong ngày. Hơn nữa, khi nấu cháo, không nên nấu quá mặn vì thận của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu cho bé ăn quá mặn sẽ gây áp lực cho thận và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. 

3. Gợi ý một số món cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Cháo thịt lợn bí đỏ

Mẹ cần chuẩn bị một số thực phẩm như bột gạo, bí đỏ đã gọt vỏ và xay nhuyễn, thịt lợn xay, dầu oliu, một bát nước. Những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm và cách chế biến cũng rất đơn giản. Mẹ cho thịt và nước vào cùng nhau. Tiếp đó, cho bí đỏ vào vào ninh đến khi hỗn hợp chín mềm. Sau đó đổ ra bán đến khi nguội là có thể cho trẻ ăn được. 

Gợi ý một số món cháo cho trẻ 8 tháng tuổi
Gợi ý một số món cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Cháo thịt bò cà rốt

Để nấu món cháo thịt bò cà rốt, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như thịt bò nạc, gạo tẻ, cà rốt, nước hầm xương, dầu oliu. Cách chế biến cũng rất đơn giản. Trước hết, mẹ ngâm gạo khoảng 30 đến 45 phút, sau đó vo gạo và ninh gạo nhừ. Thịt bò sau khi làm sạch, mẹ xay nhuyễn và xào sơ qua. Rửa sạch, cạo vỏ cà rốt, sau đó cho vào máy xay, xay nhuyễn. Khi cháo đã nhừ, cho cà rốt và thịt bò vào nồi và tiếp tục khuấy đều đến khi chín. Để đến khi cháo nguội, mẹ có thể cho trẻ ăn. 

Trên đây là những Lưu ý khi nấu cháo cho bé. Hy vọng mẹ đã biết và áp dụng được vào cuộc sống hằng ngày. Cùng theo dõi website của chúng tôi nhé. 

Previous Post

Công dụng của cháo dinh dưỡng là gì? Có nên ăn không?

Next Post

Tổng hợp các loại chất béo và tác dụng của nó với sức khỏe

Next Post
Các loại chất béo có hại

Tổng hợp các loại chất béo và tác dụng của nó với sức khỏe

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Tác dụng của củ năng

Tổng hợp những tác dụng của củ năng có thể bạn chưa biết

2 năm ago
Phân loại lúa mì theo màu sắc của hạt

Hạt lúa mì là gì và có những công dụng như thế nào?

3 năm ago
Hạt óc chó hỗ trợ xương trở nên chắc khỏe

Hạt óc chó – Lợi ích, cách chế biến, lưu ý trước khi dùng

3 năm ago
Lợi ích của hạt óc chó là cải thiện sức khỏe tim mạch

Những lợi ích của hạt óc chó có thể làm bạn bất ngờ

3 năm ago

Tin phổ biến

  • Công dụng của củ năng

    Củ năng trồng ở đâu? Những điều cần biết khi trồng củ năng

    337 shares
    Share 135 Tweet 84
  • Gluxit là chất gì? Tìm hiểu về vai trò và phân loại

    328 shares
    Share 131 Tweet 82
  • Cháo dinh dưỡng có công dụng gì? Chia sẻ cách làm ngon nhất

    314 shares
    Share 126 Tweet 79
  • Cách chế biến củ dền thành 5 món ngon đãi cả nhà ngày nắng

    313 shares
    Share 125 Tweet 78
  • Cách bảo quản đậu phộng dùng được lâu dài, an toàn

    310 shares
    Share 124 Tweet 78

Dinh dưỡng mỗi ngày cung cấp các kiến thức cẩm nang dinh dưỡng để có một vóc dáng cân đối và cơ thể khỏe mạnh.

    Go to the Customizer > JNews : Social, Like & View > Instagram Feed Setting, to connect your Instagram account.
  • About
  • Advertise
  • Careers

Copyright @2022 by dinhduongmoingay.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Cẩm nang dinh dưỡng
  • Kiến thức dinh dưỡng
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Thực đơn mỗi ngày
  • Góc chia sẻ

Copyright @2022 by dinhduongmoingay.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In