Với đặc tính giàu dinh dưỡng, rất nhiều người ưa thích dùng củ mã thầy để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận khi ăn, loại củ này sẽ gây tác hại nguy hiểm hơn bạn tưởng. Cùng mình tìm hiểu về các Tác hại của củ năng qua bài viết dưới đây nhé!
Củ mã thầy (còn gọi là củ năng) là một loại củ có lớp vỏ màu nâu đen. Tên khoa học là Heleocharis dulcis (Burm.f). Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như địa lê, thông thiện thảo, thủy vu, ô vu, ô từ…
Có thể bạn chưa biết:
- 4 cách nấu chè củ năng thanh mát – dễ như trở bàn tay
- Củ năng trồng ở đâu? Những điều cần biết khi trồng củ năng
- Thành phần của củ năng gồm những chất nào quan trọng?
Giá trị dinh dưỡng
Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Đặc biệt, nó còn chứa Puchiin, một chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao nước ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli…
Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi chất xơ và tinh bột củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm.
Đông y cho rằng, củ mã thầy có vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…
Với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, ít calo lại không chất béo, củ mã thầy là thực phẩm rất thích hợp cho người ăn kiêng.
Tác dụng của củ mã thầy trong chữa bệnh
Củ mã thầy mang tới rất nhiều tác dụng cho cơ thể, thường được dùng dưới dạng thức ăn – vị thuốc cho mát để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột…
Giải độc, mát gan
Củ mã thầy thường sử dụng dưới dạng thức ăn – vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
Ngừa bệnh tim mạch: Củ mã thầy chứa nhiều acid béo thiết yếu như linoleic acid, tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ và tinh bột của củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.
Kháng khuẩn: Hàm lượng flavonoids và polyphenolic của củ năng có tác dụng kháng virus và ung thư, tốt cho dạ dày, ngừa mất ngủ, khó chịu trong người.
Thanh nhiệt, giải khát rất tốt: Củ mã thầy cũng có hoạt tính như chất làm mát, giúp thanh nhiệt, giải khát, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp: Nước củ năng chứa nhiều kali. Chất khoáng này cần thiết cho chức năng hoạt động của cơ và thần kinh. Ngoài ra hàm lượng iốt và mangan của củ năng cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Bổ sung vitamin: Trong nửa chén củ năng chứa 10% hàm lượng vitamin B6, 7% riboflavin (vitamin B2) và 6% thiamin (vitamin B1), vì vậy ăn củ năng cùng các loại rau quả khác là cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Củ mã thầy giúp giải rượu: Những người uống rượu nhiều, sau đó cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi thế tiêu khát của củ mã thầy bằng cách dùng nước ép củ này, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.
Tác hại của củ năng
Tác hại của củ năng là gì? Theo Đông Y, vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu…
Ngoài ra tác hại của củ năng cũng thường được nhiều người ăn sống điều này rất nguy hiểm. Bởi củ mã thầy mọc dưới nước nhiều khi nhiễm ấu trùng sán từ loại củ này mà không biết. Do loại cây sống thủy sinh nơi trú ngụ, đẻ trứng của các loại sán lá, sán ký sinh trong cơ thể con người hoặc động vật trứng sán theo phân ra ngoài phân bố trong nước và nở thành ấu trùng.
Có thể bạn chưa biết:
- Củ cải trắng có công dụng gì? Những lưu ý khi ăn củ cải
- Củ sen là củ gì và 9+ công dụng bổ ích trong cuộc sống
Một thời gian sau ấu trùng sán lá ra khỏi ống dệt bám vào củ mã thầy vì vậy khi chúng ta ăn sống củ mã thầy, thì các loại sán sẽ theo đường miệng đi vào cơ thể chúng ta sẽ gây nên các bệnh về đường ruột.
Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch. Trên đây là những Tác hại của củ năng.