Củ năng có tên tiếng Anh là Eleocharis dulcis, thuộc họ Cói. Bề ngoài củ có kích thước, hình dáng gần giống với củ hành tây nhưng màu đậm hơn. Một lớp vỏ mỏng màu nâu sậm bao bọc bên ngoài. Bên trong là phần thịt màu trắng, đục dần khi vào phần giữa. Cùng mình tìm hiểu Thành phần của củ năng qua bài viết nhé!
Củ năng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Đài Loan, Úc, châu Phi và xuất hiện nhiều trên các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng được thu hoạch thân, củ, chuyển sang màu nâu sẫm khi đến kỳ thu hái.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những tác dụng của củ năng có thể bạn chưa biết
- Những tác hại của củ năng bạn cần biết để tránh khi ăn
- 4 cách nấu chè củ năng thanh mát – dễ như trở bàn tay
Loại củ này chứa hàng loại những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, đồng, sắt, photpho, kali… và hàm lượng vitamin dồi dào. Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể…
Thành phần của củ năng
Thành phần của củ năng chứa nhiều hợp chất hóa học sinh học như chất chống oxy hóa catechin và epicatechin.
Nó có penicillin giống như hợp chất gọi là puchin. Bên cạnh đó, axit gallic, vanillin, axit hydrocinnamic và axit pcoumaric là những thành phần quan trọng.
Củ năng có đủ lượng kali và lượng natri thấp. 100 gram của năng có giá trị dinh dưỡng calo (97), chất béo (0,1g), kali (584mg), natri (14mg), carbohydrate (24g), protein (1,4g), chất xơ (2g), protein (1g), canxi (1%), vitamin C (6%), vitamin B-6 (15%) và magiê (5%).
Tác dụng của củ năng với sức khỏe
– Củ năng có tác dụng thanh nhiệt giải độc: Hoạt chất penicillin có trong củ năng giúp thanh lọc cơ thể, tạo cảm giác thư thái, đồng thời đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Người ta thường dùng loại củ năng thái nhỏ, nấu chè hoặc hầm với dạ dày lợn vừa thanh nhiệt, làm mát cơ thể vừa mang lại nhiều chất dinh dưỡng.
– Phòng chống bệnh tim mạch: Do nó chứa nhiều acid béo thiết yếu như linoleic acid nên được cho là rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
– Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Củ năng rất nhiều chất xơ, mang lại nguồn tinh bột dồi dào. Chất xơ giúp bạn tiêu hóa tốt, nhanh hơn và giúp cho hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
– Kích thích mọc tóc: Lợi ích của củ năng là giúp tóc nhanh mọc vì có hàm lượng vitamin K dồi dào. Loại củ năng cũng có vitamin B và E. Tất cả các chất dinh dưỡng đều tốt cho tóc khỏe mạnh, phát triển nhanh chóng.
– Kháng khuẩn : Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa như poly-phenol và flavonoid, củ năng hoạt động chống virus, vi khuẩn hiệu quả, giúp bạn phòng chống các bệnh thông thường như cảm cúm.
– Tốt cho sự tăng trưởng của thai nhi: Hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin dồi dào như K, E, nhóm B…và khoáng chất nên củ năng được nhiều bà mẹ mang thai sử dụng để giúp thai nhi phát triển toàn diện.
– Tốt cho da: Củ năng có tác dụng giải độc cơ thể và mang lại sự trẻ trung, giảm thiểu mụn, vết thâm da. Bệnh chàm được trị hiệu quả từ bột củ năng.
– Giữ nước cho cơ thể: Củ năng có tác dụng cân bằng lượng nước trong cơ thể do sự hiện diện của đủ lượng kali và lượng natri thấp hơn.
– Tăng tiết sữa mẹ: Flavonoid từ củ năng kích thích tuyến vú ở phụ nữ sau khi sinh giúp có nguồn sữa tốt để nuôi con.
– Hạn chế dùng buổi tối. Chế biến dưới dạng món ăn hay nước ép từ củ năng dùng vào buổi tối là điều không nên. Loại củ này có chứa nhiều nước, lợi tiểu và kích thích bài tiết nước tiểu vào bàng quang nên dễ khiến hiện tượng tiểu đêm ở người lớn tuổi, tè dầm ở trẻ nhỏ…
Có thể bạn chưa biết:
- Củ cải trắng có công dụng gì? Những lưu ý khi ăn củ cải
- Củ sen là củ gì và 9+ công dụng bổ ích trong cuộc sống
Trên đây là những Thành phần của củ năng có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị nhé!