Những người bị nhiệt, nóng trong cũng không nên ăn lạc. Khi bị ho, bệnh ho hấp, ăn lạc sẽ bị khó thở, suy nhược. Bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này khi đang có bệnh trong người. Do vậy, bạn nên chú ý ăn lạc đúng cách với 5 lưu ý khi ăn đậu phộng dưới đây.
Lạc là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được lạc và không phải lạc ăn lúc nào cũng tốt. Vậy cần lưu ý những gì khi ăn lạc, ăn lạc đúng cách như thế nào?
Có thể bạn quan tâm:
- Cách bảo quản đậu phộng dùng được lâu dài, an toàn
- Cách chọn đậu phộng ngon: Những bí quyết chọn lạc chắc mẩy
- Chè khoai lang đậu phộng: Cách nấu ngon, ngọt như ngoài hàng
1. Không ăn lạc khi bị gút, tiểu đường, huyết áp cao, mang thai
Lưu ý khi ăn đậu phộng là gì? Lạc được coi là một thực phẩm tuyệt vời rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da, tóc chắc khỏe,… Thế nhưng lạc lại chính là kẻ thù của bệnh nhân tiểu đường, gout, và đặc biệt là mối nguy hiểm cho người người dị ứng đậu phộng.
Trong lạc có chứa nhiều chất béo, protein, vitamin E, magan và nhiều dưỡng chất khác. Người bị gout, tiểu đường hay huyết áp nếu ăn lạc sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh do đường trong máu tăng cao, rối loạn chuyển hóa axit uric…
Những người bị nhiệt, nóng trong cũng không nên ăn lạc. Khi bị ho, bệnh ho hấp, ăn lạc sẽ bị khó thở, suy nhược. Bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này khi đang có bệnh trong người.
Đặc biệt, khi bị dị ứng đậu phộng tuyệt đối không nên ăn lạc hay các thực phẩm được làm từ đậu phộng. Khi bị dị ứng đậu phộng, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nổi mề đay, các triệu chứng thể hiện ngay sau khi ăn chỉ trong vài phút. Dị ứng đậu phộng có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy, suy hô hấp, khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, sốc phản vệ…
2. Không được ăn lạc đã mốc, mùi lạ – Lưu ý khi ăn đậu phộng
Đồ ăn khi đã bốc mùi hay để mốc là ổ vi khuẩn và chất độc hại không nên sử dụng. Nhiều người tiếc rẻ không bỏ đi những hạt lạc mốc vì nghĩ chúng vô hại, thế nhưng ăn lạc mốc có thể khiến bạn mắc ung thư lúc nào không hay.
Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố. Do vậy nếu lạc hay bất kỳ đồ ăn khác đã mốc, bạn nên bỏ đi ngay, tuyệt đối không nên luộc hay rửa lại để ăn tiếp.
Ăn lạc mốc rất nguy hiểm, cụ thể nó sẽ gây ra các triệu chứng nhiễm độc thần kinh, co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận, thoái hóa gan, hoại tử và có nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư gan…
Chất độc trong lạc mốc là nguyên nhân gây ung thư mạnh nhất thông qua đường miệng. Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.
Vi nấm Aspergillus phát triển mạnh và sinh độc tố ở nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm 85% và một hàm lượng nước thích hợp (từ 9% trở lên) trong hạt lạc.
Việc bảo quản lạc ở nơi khô ráo, mát, giữ cho các lớp vỏ được nguyên vẹn để tránh lạc bị mốc. Khi phơi khô lạc, bạn nên cất vào trong lọ, sành, túi nilong, nút kỹ bằng lá chuối khô.
3. Không nên ăn lạc bị mọc mầm – Lưu ý khi ăn đậu phộng
Nguy hiểm không kém lạc bị mốc, lạc khi đã mọc mầm đôi khi rất khó để phát hiện do nó ở bên trong hạt lạc.
Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc – một chất độc có thể gây ung thư và nguy hiểm tới tính mạng của người sử dụng. Bạn cần chú ý ăn lạc đúng cách để tránh gây ra những phản ứng có hại cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, loại chất độc này có tính rất mạnh với động vật và có thể gây ung thư khi thí nghiệm ở vật nuôi. Do vậy hãy quan sát và lựa chọn lạc thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo chúng không gây hại cho cơ thể bạn.
4. Không nên ăn lạc khi bạn đang bị ho – Lưu ý khi ăn đậu phộng
Lạc có chứa một lượng dầu khá lớn, không nên ăn khi bị ho vì có thể khiến bạn khó thở, kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm.
Có thể bạn quan tâm:
- Hạt hướng dương – Những công dụng và tác dụng phụ khi ăn
- Đậu đỏ – 5 công dụng thần kỳ của loại đậu này mang lại
Người có cơ địa bị dị ứng các loại hạt, đặc biệt là dị ứng đậu phộng nên tránh xa lạc. Có những người chỉ bị dị ứng ở thể nhẹ, phát ban trên da nhưng nhiều trường hợp dị ứng gây ra các hiện tượng phản ứng nguy hiểm trên hệ hô hấp, hệ tim mạch và thần kinh. Do đó bạn cần chắc chắn rằng mình không bị dị ứng đậu phộng trước khi ăn lạc để đảm bảo sự an toàn cho cơ thể. Lưu ý khi ăn đậu phộng và ăn lạc đúng cách giúp bạn và gia đình kéo dài tuổi thọ, tránh xa bệnh tật và an toàn hơn khi sử dụng loại thực phẩm này mỗi ngày.