Nếu hỏi chị em phụ nữ loại rau củ nào bổ máu nhất thì rất nhanh, bạn sẽ nhận được câu trả lời là củ dền. Củ dền nấu canh, củ dền hầm thịt, làm nước ép detox… Vậy những lưu ý khi ăn củ dền là gì?
Thế nhưng, khi hỏi củ dền còn những công dụng nào khác và khi dùng củ dền cần lưu ý gì để không gây hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng dễ dàng trả lời được. Xung quanh loại củ quen thuộc này, thực sự có nhiều vấn đề khiến chúng ta quan tâm. Cùng tìm hiểu những Lưu ý khi ăn củ dền qua bài viết nhé!
Có thể bạn chưa biết:
- Cách chế biến củ dền thành 5 món ngon đãi cả nhà ngày nắng
- Tác hại của củ dền bạn cần phải lưu ý này để bảo vệ sức khỏe
- Củ dền: Dinh dưỡng có trong củ dền và những lợi ích sức khỏe
Những lưu ý khi ăn củ dền
Củ dền là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều tác hại và trường hợp ngộ độc đã được báo cáo do dùng củ dền sai cách.
Vì vậy, hãy cùng mình điểm qua những lưu ý khi ăn củ dền, bạn nhé!
- Không luộc củ dền rồi xay ép lấy nước cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (hoặc dùng pha sữa) vì cách này dễ gây ngộ độc nếu dùng quá liều, thậm chí gây tử vong (củ dền có hàm lượng nitrat cao, nếu không cẩn trọng, dùng quá liều thì sẽ gây hại cho cơ thể)
- Nếu bạn mới thử uống nước ép củ dền thì không nên uống nhiều (một tuần chỉ nên uống 1 lần, ép khoảng nửa củ). Ngoài ra, vì nước ép này có hoạt tính mạnh nên có thể gây chóng mặt với những người cơ địa yếu, chưa dùng quen
- Phụ nữ mang thai không nên dùng vì có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Người đang bị hoặc có tiền sử bị sỏi thận cần hạn chế dùng.
- Người có cơ địa dễ dị ứng có thể sẽ bị nổi ban, ngứa ngáy… sau khi ăn.
- Người bị huyết áp thấp cũng không nên dùng nhiều vì củ dền làm hạ huyết áp.
- Người đang bị các vấn đề về tiêu hóa không nên dùng.
- Người bị tiểu đường cần hạn chế vì củ dền có chỉ số đường huyết khá cao, có thể làm tăng đường huyết.
- Người bị bệnh Gout không nên ăn nhiều
- Không dùng quá nhiều củ dền trong thời gian dài vì có thể cơ thể bạn không hấp thụ được hết lượng sắt và đồng trong loại củ này (dẫn đến tình trạng thừa kim loại nặng và gây hại cho cơ thể)
Những lợi ích của củ dền đối với sức khỏe
Mặc dù có nhiều những lưu ý khi ăn củ dền nhưng nếu “kỳ thị” loại củ này, chúng ta có thể sẽ bỏ lỡ nhiều công dụng mà nó mang lại.
Không kể đến công dụng cung cấp chất Sắt giúp bổ máu, củ dền còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
1. Cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất
Củ dền đa dạng về vitamin và khoáng chất, trong đó, có thể kể đến vitamin B, C, B6, B9, Magiê, Kẽm, Kali, Đồng, Photpho và đặc biệt là Sắt.
Như vậy, với khả năng cung cấp đa dạng các loại dưỡng chất, việc bổ sung một lượng nhỏ củ dền vào khẩu phần ăn mỗi tuần là một lựa chọn hoàn hảo để duy trì sức khỏe hiệu quả
Canh củ dền và nấm kim châm
2. Cải thiện hệ tiêu hóa
Như đã biết, chất xơ đối với hệ tiêu hóa là vô cùng quan trọng. Chất xơ gần như không thể thiếu để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong chuyển hóa năng lượng.
Được biết, củ dền chứa nhiều chất xơ và nước ép củ dền là loại nước detox mạnh. Do đó, chỉ cần dùng một lượng nhỏ nước ép củ dền (nửa củ 1 lần mỗi tuần) thì sẽ giúp thanh lọc, hạn chế các bệnh như táo bón, viêm đường ruột
3. Kháng viêm
Màu đỏ tự nhiên của củ dền một phần được tạo nên từ Betalains (chất này cũng có trong vỏ thanh long). Được biết, Betalains có đặc tính chống oxy hóa, chống độc tố và kháng viêm tự nhiên nên cũng giúp ích cho sức khỏe con người
4. Tốt cho hệ tuần hoàn
Trong củ dền có Nitrates – chất này dùng nhiều sẽ gây hại cho cơ thể nhưng ở một lượng vừa phải, nó lại giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
5. Hỗ trợ quá trình giảm cân, giữ eo
Thành phần chính của củ dền là nước, khoáng chất và chất xơ, vì vậy, nó cung cấp ít năng lượng nhưng lại giúp cơ thể cảm thấy no và hạn chế được cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, những người bị béo phì có kèm tiểu đường thì không nên ăn vì loại củ này có chỉ số đường huyết khá cao
Các cách dùng củ dền phổ biến
Một số dưỡng chất trong củ dền có thể bị biến mất nếu gặp phải nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, vì vậy, việc hầm loại củ này có thể làm hao hụt các dưỡng chất. Dưới đây là những gợi ý:
1. Làm nước ép
Nước ép củ dền là lựa chọn hoàn hảo cho các tín đồ của nước ép, tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nửa củ mỗi tuần thôi nhé!
Có thể bạn chưa biết:
- Gluxit là chất gì? Tìm hiểu về vai trò và phân loại
- Bột béo là gì ? Cách sử dụng và những điều cần lưu ý
2. Làm món kiểu Halwa
Đây là kiểu món ăn của người Ấn Độ. Đầu tiên, bạn xay củ dền nhừ ra rồi lấy phần cái (không lấy nhiều nước), cho lên bếp đảo khoảng 2 phút. Sau đó, bạn sẽ được hỗn hợp sệt, việc tiếp theo là thêm sữa, các loại hạt, nho khô theo ý thích và thưởng thức (phần nước lúc ban đầu khi xay còn dư có thể uống trực tiếp như nước ép đã được giới thiệu)
3. Hấp
Hấp là lựa chọn hoàn hảo cho những ai thích ăn món luộc trong lúc giảm cân hoặc thích kiểu ăn thanh đạm. Hãy hấp củ dền cùng một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải xanh,… để thêm vào khẩu phần ăn để không thấy ngán khi ăn nhé!
Trên đây là những lưu ý khi ăn củ dền, gợi ý về cách làm, không có công thức cụ thể vì đối với mỗi người, cách chế biến, khẩu vị và gia vị nêm nếm là khác nhau, bạn nhé!.